0

Vai trò của nhà tâm lý học | Safe and Sound

Các nhà tâm lý học làm việc trong lĩnh vực sức khỏe hướng đến việc cải thiện sức khỏe của tâm trí và đi liền với nó là sức khoẻ thể chất của các cá nhân, nhóm người cụ thể và dân số rộng lớn hơn. Điều này bao gồm thiết kế và thực hiện các biện pháp trị liệu để ngăn ngừa và chữa trị các rối loạn tâm lý.

 

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Ý nghĩa của nhà tâm lý học

Dẫu làm việc độc lập hay là một thành viên trong đội ngũ chăm sóc sức khoẻ liên ngành, hay làm việc trong một viện nghiên cứu, các nhà tâm lý học đều quan tâm đến việc cải thiện sức khỏe tâm thần và sức khỏe nói chung. Các vai trò khác nhau của họ phản ánh những phương thức khác nhau để đạt đến mục tiêu cho các cá nhân hay nhóm người.

1.1. Nhà tâm lý sức khỏe

  • Chuyên môn: Các chuyên gia tâm lý này nhìn vào cách mọi người xử lý bệnh tật và các nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Họ có thể nghiên cứu và đưa ra các chiến lược cải thiện sức khỏe và ngăn chặn bệnh tật, chẳng hạn như khuyến khích việc giảm cân hay ngừng hút thuốc, hoặc họ có thể giúp đỡ bệnh nhân kiểm soát các căn bệnh cụ thể như ung thư hay tiểu đường.
  • Đối tượng điều trị:

- Các bệnh nhân mãn tính cần được hỗ trợ để thích nghi với một căn bệnh nghiêm trọng hay kiểm soát các cơn đau.

- Các nhóm dân số cần những lời khuyên về lối sống để ngăn ngừa bệnh tật.

- Người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ muốn biết làm cách nào để cải thiện dịch vụ của họ.

- Các nhóm bệnh nhân chẳng hạn như những người bị tiểu đường, là những người cần những lời khuyên để giúp họ kiểm soát tình trạng bệnh của mình.

Ảnh 1: Nhà tâm lý sức khoẻ đưa ra các chiến lược cải thiện sức khoẻ và ngăn chặn bệnh tật

1.2. Nhà tâm lý lâm sàng

  • Chuyên môn: Những bác sĩ tâm lý này giúp mọi người giải quyết các vấn đề sức khỏe thể chất và tâm thần, chẳng hạn như lo âu, nghiện ngập, trầm cảm và các vấn đề trong mối quan hệ. Sau khi đánh giá lâm sàng một đối tượng bằng cách sử dụng các bài trắc nghiệm, thảo luận và quan sát, họ sẽ cung cấp liệu pháp phù hợp.
  • Đối tượng điều trị:

- Người mắc chứng lo âu hay trầm cảm cần các phiên trị liệu cá nhân hay theo nhóm.

- Trẻ em gặp chứng khó học hay các vấn đề hành vi.

- Những người lạm dụng chất cần được hỗ trợ để giải quyết chứng nghiện của họ.

- Những người mắc rối loạn căng thẳng sau sang chấn cần được trị liệu để vượt qua các biến cố và trải nghiệm sang chấn.

1.3. Nhà tham vấn tâm lý

  • Chuyên môn: Những chuyên gia này giúp mọi người đối diện với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, chẳng hạn như việc mất đi một người thân yêu hay bạo lực gia đình, cũng như những người mắc các rối loạn sức khỏe tâm thần. Họ xây dựng một mối quan hệ gắn kết mạnh mẽ với thân chủ để tạo ra sự thay đổi và bản thân họ cũng có thể tham gia vào trị liệu để thu thập thêm kiến thức cho việc hành nghề của mình.
  • Đối tượng điều trị:

- Các gia đình đang trải qua những khó khăn trong mối quan hệ.

- Trẻ em đang trải qua những vấn đề xã hội, cảm xúc hay hành vi, hay đã từng phải chịu đựng bất kỳ dạng lạm dụng nào.

- Những người gặp căng thẳng (stress) có thể được hỗ trợ giải quyết các vấn đề tiềm ẩn. 

- Các cá nhân bị mất đi những người thân yêu cần có sự hỗ trợ và hướng dẫn về cảm xúc.

2. Ai có thể thực hiện điều trị?

Ảnh 2: Các chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đánh giá tâm lý, thực hiện liệu pháp và tham vấn

Nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể đánh giá tâm lý, thực hiện liệu pháp và tham vấn, nhưng chỉ một số có thể kê đơn thuốc để điều trị các rối loạn.

  • Nhà tâm lý học: Đây là những chuyên gia tiến hành đánh giá tâm lý và thực hiện nhiều loại hình liệu pháp chuyên trò hay liệu pháp hành vi, tuỳ thuộc vào nhu cầu của các nhân hay nhóm người.
  • Bác sĩ tâm thần: Đây là những bác sĩ y khoa chuyên điều trị các rối loạn tâm thần. Họ có chứng chỉ để được phép kê đơn các loại thuốc tâm thần như một phần trong việc trị liệu cho một bệnh nhân.
  • Chuyên gia y tế nói chung: Các bác sĩ (bác sĩ đa khoa hay các chuyên gia tư vấn ở bệnh viện) và các y sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc hay thực hiện các liệu pháp khác.
  • Các chuyên viên sức khoẻ tâm thần khác: Các nhân viên xã hội, y tế tâm thần và các tư vấn viên có thể tự mình thực hiện các liệu pháp hoặc thực hiện chúng như một phần trong các biện pháp trị liệu của một đội ngũ chăm sóc sức khỏe tâm thần. 

3. Giáo dục tâm lý

Tăng cường nhận thức về việc chung sống với các vấn đề sức khỏe tâm thần đã trở thành một phần trọng yếu của quá trình trị liệu. Dù được thực hiện theo hình thức cá nhân, theo nhóm, hay thông qua Internet, giáo dục tâm lý giúp đỡ những người mắc các rối loạn tâm thần hiểu rõ hơn tình trạng của họ và các phương pháp điều trị sẵn có, đồng thời hỗ trợ gia đình, bạn bè và người chăm sóc để họ có thể trợ giúp hiệu quả hơn cho người bệnh. Có được thông tin chi tiết cho phép mọi người kiểm soát được tốt hơn đời sống của mình và thực hiện những bước đi tích cực để xử lý các triệu chứng. Nó cũng đồng thời cải thiện mức độ tuân theo phương pháp điều trị của một người, có thể đóng vai trò tác nhân trong việc làm giảm những định kiến thường gắn liền với các rối loạn sức khỏe tâm thần. 

: Vai trò của nhà tâm lý học | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound